Hoạt động Nguyễn_Tiến_Trung

Tại Pháp

Thời gian cuối năm 2004, tại Pháp, Nguyễn Tiến Trung cùng với nhóm du học sinh Nguyễn Hoàng Lan (tên thật là Nguyễn Thị Hường), Trần Chiêu Việt, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn Đăng Quang và Đỗ Thế Kỷ phổ biến trong cộng đồng du học sinh tư tưởng về tự do, dân chủ, nhân quyền. Một số tờ báo ở Việt Nam cho rằng đây là "những hoạt động kích động chống phá Nhà nước Việt Nam" về "tự do, dân chủ và nhân quyền".[5] Ngày 2 tháng 3 2006, Nguyễn Tiến Trung đã gửi ông Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lúc đó, bức Thư ngỏ của một sinh viên bình thường bàn về vấn đề giáo dục chủ nghĩa và tư tưởng trong nhà trường. Bình luận về bài này sau khi anh đã bị bắt vào năm 2009, báo Công an Nhân dân cho rằng: Nguyễn Tiến Trung đã "lợi dụng một vài thiếu sót, bất cập của hệ thống giáo dục Việt Nam" và "cố tình xuyên tạc" thay vì chân thành góp ý để sửa sai.

Ngày 28 tháng 2 2006, Nguyễn Tiến Trung viết Bản góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng X nhưng không nhận được phản hồi từ phía chính quyền. Trong bài viết Giải pháp nào cho Việt Nam đăng trên BBC, Nguyễn Tiến Trung vu cáo giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam "vi phạm Hiến pháp khi vẫn không tôn trọng quyền tự do báo chí, cũng như quyền tự do lập hội, lập đảng của người dân Việt Nam", phê phán đảng cộng sản "không có khả năng tự giác, tự sửa đổi, tự làm trong sạch để giải quyết các vấn đề bức xúc của đất nước". Cũng trong bức thư ngỏ, Nguyễn Tiến Trung ca ngợi bản Hiến pháp 1946, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, "đã xác định rõ quyền bình đẳng tham gia chính quyền của mọi đảng phái, mọi thành phần trong xã hội" và khẳng định "các bản hiến pháp 1959, 1980, và 1992 không có giá trị pháp lý" "vì không có một cuộc trưng cầu dân ý thật sự". Cuối cùng, Nguyễn Tiến Trung đề xuất giải pháp "tự do báo chí", "bầu cử tự do" và kêu gọi thanh niên Việt Nam "thúc đẩy Đảng và Nhà nước làm cho đúng".[6]Bình luận về hai bài viết trên của Nguyễn Tiến Trung, báo An ninh thế giới khẳng định đây là những tài liệu phản động nhằm xuyên tạc, chống phá Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam.[5]

Ngày 6 tháng 5 năm 2006, Trung đã tập hợp một số du sinh gồm Nguyễn Hoàng Lan, Trần Chiêu Việt, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn Đăng Quang, Đỗ Thế Kỷ... thành lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ. Tháng 4 năm 2007, các báo Việt Nam đăng bài cho rằng tổ chức này được thành lập bởi sự kích động và hậu thuẫn của những người Việt "phản động lưu vong" rồi kêu gọi cộng đồng du học sinh ủng hộ hoạt động đấu tranh cho "những cái gọi là tự do, dân chủ và nhân quyền" ở Việt Nam.[5]

Marathon Nối Vòng Tay Lớn

Từ 1 tháng 7 2006 tới tháng 10 tháng 2006, Trung cùng các bạn Tập hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC) tổ chức chương trình "Marathon Nối Vòng Tay Lớn", nội dung chính là thu thập chữ ký vận động dân chủ cho Việt Nam để gửi tới các lãnh đạo các quốc gia tới Việt Nam tham dự APEC cuối năm 2006.

Ngày 11 tháng 8 năm 2006 sau khi gặp tổng thống George Bush, Nguyễn Tiến Trung trở về Pháp và có viết một bài đăng BBC với nhan đề "Suy nghĩ sau một chuyến đi xa"[7] để kêu gọi ủng hộ cho "công cuộc dân chủ hóa Việt Nam" và tổ chức vận động, thu thập chữ ký ủng hộ chiến dịch marathon "nối vòng tay lớn". Hành động này nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chống Cộng tại Pháp nhưng chịu sự lên án của du học sinh Việt Nam tại Đại học Rennes ở Pháp.[8]

Trung sau đó sang Canada (9/11) gặp một số nhân vật trong chính phủ Canada để vận động họ ủng hộ cho phong trào dân chủ ở Việt Nam khi họ đến dự APEC. Theo Nguyễn Tiến Trung, thủ tướng Canada, Stephen Harper, nói rằng ông hoàn toàn đồng ý với những gì anh trình bày và chính phủ nước ông sẽ ủng hộ, hỗ trợ cho các thành viên của Tập hợp thanh niên dân chủ cũng như các tổ chức dân chủ khác trong nước.[9] Ngoài tổng thống George Bush tại Hoa Kỳ, thủ tướng Canada, Trung còn được gặp chủ tịch hội đồng châu Âu René Van Der Linden (25/9).[10] Theo THTNDC, René Van Der Linden có nói, châu Âu sẽ giúp đỡ để bảo vệ các thành viên của Tập hợp Thanh Niên Dân chủ nếu như các thành viên của Tập hợp bị làm khó dễ ở Việt Nam, cũng như là đối với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.[11][12]

Báo Lao động ngày 21 tháng 4 năm 2007 viết "ngày 15 tháng 7 năm 2006, tại "Đại hội sinh viên Việt Nam" do các nhóm người Việt lưu vong tại Mỹ phối hợp tổ chức tại San Jose, bang California với chủ đề: "Tuổi trẻ Việt hãy đoàn kết vì tự do, dân chủ cho Việt Nam", trên diễn đàn của "đại hội", Nguyễn Tiến Trung đã phát biểu rằng: "Thanh niên Việt Nam đang phải sống trong chế độ toàn trị, quyền con người, quyền công dân bị vi phạm, không có tương lai"... Nguyễn Tiến Trung đã kêu gọi thanh niên trong và ngoài nước cùng nhau thúc đẩy cho "dân chủ hóa" ở Việt Nam và kêu gọi cộng đồng du sinh nên trao đổi những thông tin về "dân chủ, pháp trị, xã hội công dân...", để khi về nước sẽ truyền bá những "tư tưởng" đó và dấn thân và công cuộc đòi "dân chủ, tự do" cho Việt Nam".[5]

Về Việt Nam

Ngày 5 tháng 8 2007, sau 5 năm học tập ở Pháp, Nguyễn Tiến Trung về Việt Nam.

Ngày 28 tháng 2 2008, Nguyễn Tiến Trung được lệnh tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ngày 5 tháng 3 2008, Nguyễn Tiến Trung gia nhập quân đội theo lệnh gọi nhập ngũ. Theo lời mẹ của Nguyễn Tiến Trung, anh không chịu tuyên thệ Mười lời thề danh dự của quân nhân là "vì Trung nói nếu đọc 10 lời thề như Bác Hồ viết thì Trung đọc, nhưng 10 lời thề này đã sai với ý của Bác Hồ đi rồi, nên Trung không đọc."[13]

Cơ quan điều tra cho biết, trong hơn một năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn Gia Định (5/3/2008-6/7/2009), Nguyễn Tiến Trung đã liên tục vi phạm các quy định của quân đội như: tiết lộ bí mật hành quân, chống mệnh lệnh cấp trên, không đọc 10 lời thề, không thực hiện nhiệm vụ phân công.[14] Ngày 6 tháng 7 năm 2009, Trung bị quân đội loại ngũ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Tiến_Trung http://www.bbc.com/vietnamese/forum/story/2006/10/... http://www.eubusiness.com/news-eu/1247579221.6/ http://www.facebook.com/#!/group.php?gid=122751753... http://www.voanews.com/vietnamese/ng%C3%A0y http://www.voatiengviet.com/content/nha-hoat-dong-... http://www.lexpress.fr/actualite/monde/asie/hanoi-... http://www.ouest-france.fr/ofdernmin_-Manifestatio... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140412-viet-nam-... http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6578... http://www.rfi.fr/vietnamien/actu/articles/121/art...